Chùa Hội Khánh Bình Dương| Tượng Phật nằm dài nhất Châu Á

Một ngôi chùa cổ ở tại Bình Dương mang lối kiến trúc độc đáo cùng những nét đẹp gắn liền theo từng giai đoạn lịch sử nước ta khiến bao người không thể bỏ qua mỗi dịp đến đây đó không xa lạ gì nữa chính là chùa Hội Khánh. Ngôi chùa này còn sở hữu cho mình một bức tượng Phật được tổ chức kỷ lục của Châu Á công nhận là bức tượng Phật nằm dài nhất Châu Á. Ngay bây giờ hãy cùng Đi đâu Có gì tìm hiểu thông tin về ngôi chùa Hội Khánh Bình Dương này trong bài viết chia sẻ hôm nay bạn nhé.

Giới thiệu chùa Hội Khánh Bình Dương

Chùa Hội Khánh Bình Dương được xây dựng vào năm 1741 (Tân Dậu) ở đời vua Lê Hiển Tông do vị Thiền sư Đại Ngạn khai sơn. Ban đầu ngôi chùa đã được xây dựng ở trên một ngọn đồi cao tại Bình Dương nhưng sau đó đến 1861 thì đã bị phá hủy do chiến tranh, buộc phải xây lại dưới chân đồi cách vị trí cũ 100m. Người thực hiện công tác xây lại chính là thầy Thích Chánh Đắc.

Năm 1917 thì phía Đông của ngôi chùa Hội Khánh và nơi tụng kinh được xây dựng lại, năm 1984 thì khu phía Tây của chùa được xây lại. Những năm 1990 – 1991 thì dần xây dựng lại khu vực chánh điện. Từ đó đến hiện nay thì ngôi chùa luôn được cải tạo, gìn giữ những nét đẹp cổ kính vốn có của mình.

Ngôi chùa không những có quy mô rộng lớn, riêng phần chánh điện với khu vực tụng kinh và 2 gian phía Đông và Tây đã có tổng diện tích lên đến 700m2. Kèm theo đó là lối kiến trúc cổ với nhiều cổ vật mang giá trị văn hóa, lịch sử được lưu truyền lâu đời và bức tượng Phật nằm khổng lồ.

Tất cả khiến cho ngôi chùa này đã được công nhận là 1 di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa Hội Khánh Bình Dương với Tượng Phật nằm dài nhất Châu Á
Chùa Hội Khánh Bình Dương | Tượng Phật nằm dài nhất Châu Á

Hiện trụ trì đương nhiệm của chùa Hội Khánh Bình Dương là hòa thượng Thích Huệ Tông. Hằng năm cứ đến các dịp lễ lớn của Phật giáo như: lễ Vu Lan, lễ Phật Đản,.. hay những dịp cuối tuần thì chùa Hội Khánh Bình Dương lại nô nức đón những du khách, Phật tử gần xa khắp nơi đổ về dâng hương, lễ Phật cầu bình an.

Chùa Hội Khánh ở đâu?

Hiện nay chùa Hội Khánh đang nằm ở địa chỉ số 35 đường Yersin, P. Phú Cường, tp Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ngôi chùa nằm cách trung tâm của thị xã Thủ Dầu Một tầm 500m, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 25km.

Bạn chỉ cần chạy dọc theo đường quốc lộ 13 từ hướng Tp. Hồ Chí Minh về Bình Dương là sẽ thấy khuôn viên của chùa Hội Khánh.

Trong trường hợp nếu như không may bị lạc đường thì bạn cũng có thể sử dụng GG Map hoặc nhờ những người dân ven đường chỉ dẫn đến chùa.

Các phương tiện di chuyển đến chùa Hội Khánh tỉnh Bình Dương

Các phương tiện di chuyển đến chùa Hội Khánh ở Bình Dương
Các phương tiện di chuyển đến chùa Hội Khánh ở Bình Dương

Vì là một địa điểm nằm gần khu vực tp. Hồ Chí Minh nên có rất nhiều phương tiện mà bạn có thể sử dụng để di chuyển đến chùa Hội Khánh Bình Dương như là xe máy, xe ô tô, xe bus,..

  • Khi di chuyển bằng xe ô tô, xe máy thì bạn có thể di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh về phía Bình Dương men theo đường quốc lộ 13 sẽ nhanh chóng đến được địa điểm chùa Hội Khánh. Cần lưu ý vì là đường thường xuyên có container di chuyển và nhiều trạm cảnh sát giao thông đứng chốt nên khi chuyển cần chú ý tuân thủ luật giao thông.
  • Hoặc nếu sử dụng xe bus thì có thể bắt tuyến xe bus số 613 từ Bến xe An Sương đến Thủ Dầu Một. Trên đường di chuyển sẽ đi ngang qua chùa Hội Khánh Bình Dương. Khi di chuyển bằng xe bus chú ý cẩn thận những trường hợp xe đông người, có kẻ gian móc túi trên xe.

Kiến trúc chùa Hội Khánh

Trong khuôn viên của chùa thì du khách đến tham quan sẽ có thể khám phá được 4 kiến trúc khác nhau ở riêng từng khu vực trong chùa. Mỗi nơi lại có một ý nghĩa tương ứng với các thánh tích của Đức Phật:

  • Câu Thị Na – nơi mà Đức Phật đã nhập niết bàn.
  • Vườn Lộc Uyển – nơi Đức Phật giảng kinh chuyển pháp luân.
  • Vườn Tâm Tỳ Ni – nơi mà Đức Phật cứu sinh.
  • Bồ Đề đạo tràng – nơi Đức Phật tu thành chánh đạo.

Về cấu trúc chính của chùa Hội Khánh Bình Dương thì lại được chia thành 4 phần là:

  • Chánh điện.
  • Giảng đường – nơi có 92 cột gỗ quý.
  • Đông lang.
  • Tây lang.

Khi mới bước chân từ bên ngoài vào trong sân chùa thì bạn sẽ thấy ngay một tòa tháp có 9 tầng tương ứng với 9 vị trụ trì đã mất của chùa. Mục đích xây dựng tòa tháp này nhằm để ghi nhớ công ơn của những sư thầy đã xây dựng và phát triển, gìn giữ nét đẹp của ngôi chùa đến tận ngày nay.

Nhìn tổng quan ngôi chùa sẽ dễ dàng nhận thấy được lối kiến trúc dựa theo mô hình chùa xưa ở Nam Kỳ thời đó.

Kiến trúc chùa Hội Khánh 

  • Đi vào phần chánh điện của chùa Hội Khánh bạn sẽ thấy một khung cảnh không gian rộng lớn, cổ kính với toàn bộ đồ vật đều bằng gỗ quý. Trong chánh điện có 100 bức tượng Phật La Hán, thập diện Minh Vương cổ xưa làm bằng loại gỗ mít được sơn son thép vàng. Nổi bật phía xa là 2 bức phù điêu thể hiện hình ảnh 18 vị La Hán cùng các vị Bồ Tát.

Phần chánh điện của chùa Hội Khánh

  • Đến khu giải đường bạn sẽ được chứng kiến 92 cây cột được làm từ chất liệu gỗ quý
  • Hai khu Đông lang và Tây lang thì được xây dựng theo hình thức “trùm thềm, trùm lương” giúp tạo được nét kiến trúc nối liền nhau cho không gian
  • Trên các bức tường trong khuôn viên, trên mái chùa,.. đều có trang trí những họa tiết hoa văn có tính tỉ mỉ cao cực kỳ nổi bật

Giá trị văn hóa, văn thơ có tại chùa

Ngoài ra đi dọc xung quanh chùa Hội Khánh tỉnh Bình Dương bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng nhiều hạng mục thơ văn dạng câu đối có tính lịch sử cao. Nổi bật là câu đối ở phần chánh điện của chùa:

“Nhược thực nhược hư trúc ảnh tảo giai trần bất động – Thị không thị sắc nguyệt xuyên hải để thủy vô ngân” (Như thực như hư, bóng trúc quét thềm bụi trần chẳng động – Là không là sắc, ánh trăng xoáy biển, nước biển không nhồi).

Ngoài ra trong chùa còn có một số bảng kinh Phật quý giá, cực kỳ nổi tiếng với tuổi đời hơn 100 năm gìn giữ như kinh A di đà, kinh Hồng danh, kinh Vu lan, kinh Bát dương, kinh Phổ môn,..

Bức tượng Phật nằm dài nhất Châu Á ở Bình Dương

Bên cạnh những nét đẹp về văn hóa, lịch sử và kiến trúc thì chùa Hội Khánh còn nổi tiếng nhờ vào bức tượng Phật nằm khổng lồ, được công nhận là bức tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất Châu Á.

Với độ cao 22m, bức tượng Phật nằm được chia làm 2 phần chính là phần trệt và phần tầng trên. Khu trệt rộng đến 23m có chiều dài 64m được tạo nên để làm thư viện và khu dạy học trong chùa. Còn với khu tầng trên được sử dụng để đặt bức tượng Phât Bổn Sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m.

Công trình này không chỉ là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương mà còn của Phật giáo Việt Nam.

Bức tượng Phật nằm dài nhất Châu Á ở Bình Dương

Những câu chuyện lịch sử liên quan đến chùa Hội Khánh

  • Sau quá trình được thành lập thì ngôi chùa Hội Khánh đã trải qua 10 vị trụ trì, trong đó có rất nhiều vị cao tăng có tài đức nổi danh cả một vùng đất Nam Bộ. Có thể kể đến như là Đại Ngạn Thiền sư – người đã tạo nên ngôi chùa này, hay hòa thượng Từ Tâm – người anh hùng yêu nước đã có công đạo pháp và trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược thì vị sư này đã bị quân giặc bắt giữ và đày ra Côn Đảo (1940), hay hòa thượng Từ Văn – người có nhiều công đức và uy tín hàng đầu trong số các danh tăng nổi tiếng ở Nam Bộ,..
  • Trong giai đoạn từ những năm 1923 – năm 1926 thì tại chùa Hội Khánh còn là nơi ẩn náu của nhiều nho sĩ, nhà sư yêu nước. Tất cả đã lập nên “Hội danh dự” để cổ vũ cho lối sống đề cao danh dự, đề cao đạo đức và đặc biệt là lòng yêu quý đất nước và đồng bào dân tộc. “Hội danh dự” có sự tham gia chính của nhiều nhà nho, nhà sư nổi tiếng như hòa thượng Từ Văn, cụ Tú Cúc, Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Bác Hồ),..
  • Đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thì chùa Hội Khánh đã trở thành trụ sở của Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một lúc bất giờ để góp công sức, tâm huyết cùng Phật tử chống giặc ngoại xâm.
  • Năm 1953 chùa Hội Khánh Bình Dương đã trở thành trụ sở Phật giáo yêu nước của tỉnh Bình Dương.
  • Năm 1983 chùa trở thành trụ sở tỉnh hội Phật giáo Bình Dương.

Những câu chuyện lịch sử liên quan đến chùa Hội Khánh ở Bình Dương

Một số lưu ý cần nắm khi đi tham quan, lễ Phật tại chùa

Vì là một địa điểm tâm linh nên khi các du khách muốn đến chùa Hội Khánh ở Bình Dương tham quan, lễ Phật thì cần phải lưu ý đến một số điều sau:

  • Khi đến chùa cần ăn mặc lịch sự, kín đáo tránh quá hở hang gây mất thiện cảm ở chốn tôn nghiêm
  • Vì trong không gian chùa khá yên tính, thanh bình nên khi đến bạn cũng nên tránh làm ồn, nói chuyên lớn tiếng làm ảnh hưởng đến những người xung quanh
  • Cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cho không gian trong chùa, tránh xả rác bừa bãi, làm hư hỏng hay đập phá các đồ vật trong chùa
  • Cần hạn chế ngắt hoa, bẻ cành và sờ tay lên các tượng Phật trong chùa Hội Khánh
  • Khi đi xe máy, xe ô tô tự túc qua tuyến đường quốc lộ 13 cần nên chú ý giữ an toàn vì thường xuyên có nhiều xe tải, xe container qua lại
  • Tại chùa Hội Khánh Bình Dương có khu vực bãi giữ xe riêng cho khách nên khi đến bạn có thể vào đây để gửi, tránh gửi xe ở các khu vực khác sẽ có thể bị thu phí cao, không đảm bảo an toàn
  • Trong những dịp lễ lớn của chùa Hội Khánh thường sẽ có đông các du khách, Phật tử về đây để dâng lễ Phật, vậy nên bạn cần chú ý giữ gìn tài sản và tư trang cá nhân, tránh tình trạng gặp lừa đảo hoặc bị móc túi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chùa Hội Khánh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn. Hi vọng nếu có dịp ghé tới Bình Dương thì bạn sẽ có thể nhớ đến địa điểm tham quan tâm linh này để tìm hiểu, khám phá những nét đẹp kiến trúc, nét văn hóa mà ngôi chùa của ở Bình Dương này đang sở hữu nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *