Top 10 lễ hội Phú Quốc – Vẻ đẹp trong văn hóa truyền thống

Phú Quốc thu hút bạn bởi vẻ đẹp hữu tình và trong trẻo của thiên nhiên với những bãi biển đẹp, những bờ cát trắng tinh khôi, bầu không khí mát mẻ và nét ẩm thực đặc trưng. Phú Quốc còn gây thương nhớ với mỗi du khách nhờ những lễ hội tín ngưỡng truyền thống đặc sắc. Vậy hãy cùng Didaucogi.com điểm danh những lễ hội Phú Quốc nổi tiếng, bạn không nên bỏ qua nhé.

1. Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc

  • Địa chỉ: huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
  • Thời gian: ngày 15 và ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xuất phát từ tục lệ thờ cúng cá Ông (hay còn gọi là cá voi, cá heo và các loại cá lớn khác) của ngư dân Quảng Bình trở vào Nam. Đây được biết đến là một lễ hội Phú Quốc để người dân bày tỏ lòng thành với việc dâng hiến những tấm lòng của ngư dân lên cá Ông, với mong muốn một năm biển lặng, cá tôm đầy thuyền, ngư dân gặp nhiều may mắn khi đi biển, gió hòa và ít bão đổ bộ.

lễ hội phú quốc

Cá Ông nổi tiếng là vị thần Nam Hải, là vị thần luôn phù hộ và bảo vệ bình an cho mỗi chuyến ra khơi của ngư dân, giúp mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Lễ hội Nghinh Ông sẽ diễn ra vào ngày 15 – 16/8 hàng năm với 2 phần, bao gồm: phần lễ và phần hội. Phần lễ thường diễn ra các sự kiện như: rước kiệu các ghe bày phần hương án vfa mâm lễ vật, lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội,…. 

2. Lễ hội Phú Quốc Nguyễn Trung Trực

  • Địa chỉ: đền thờ Nguyễn Trung Trực, xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
  • Thời gian: từ ngày 27 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Phú Quốc – Nguyễn Trung Trực là một lễ hội đã có truyền thống từ năm 1996 và cho đến nay người dân vẫn duy trì tổ chức vào mỗi tháng 8 âm lịch hàng năm. Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc vĩ đại và sự khắc ghi công lao của ông với tổ quốc. Anh hùng Nguyễn Trung Trực, người Gia Định và xuất thân từ một gia đình có truyền thống chài  lưới.

lễ hội phú quốc

Năm 1868 khi Gành Dầu  bị quân Pháp chiếm đóng, với tinh thần thép cùng tấm lòng yêu nước son sắt, không chịu khuất phục trước sự xâm lược của quân thù, vị anh hùng ấy đã bị hành hình ngay tại đây.

Đến nay, lễ hội Nguyễn Trung Trực được xem là một trong những lễ hội lớn nhất tại Đảo Ngọc – Phú Quốc, lễ hội thường diễn ra với 2 phần chính, gồm: phần lễ và phần hội. Phần lễ vẫn được tổ chức theo phong tục truyền thống với những phần như: lễ thượng đại kỳ, tế đàn cả, phần hương,… Phần hội sẽ tổ chức các trò chơi dân gian hấp dẫn, sẽ đưa du khách ngược dòng thời gian trở về tuổi thơ cùng các trò chơi như: kéo co, đấu vật, nấu cơm niêu,… 

3. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang

  • Địa chỉ: Dinh Bà ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc.
  • Thời gian: ngày 18 đến ngày 19/1 âm lịch hàng năm.

Toạ lạc cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 7km, Dinh Bà Ông Lang là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng tại Đảo Ngọc – Phú Quốc. Người dân và du khách thường đến đây để chiêm bái quanh năm, với mong muốn cầu bình an, đời sống âm no, gia đình hạnh phúc. Nhưng có lẽ nổi bật nhất khi nhắc đến Dinh Bà Ông Lang, đó là lễ hội Phú Quốc được tổ chức vào tháng 1 âm lịch hàng năm.

lễ hội phú quốc

Mỗi năm, khi tháng giêng đang đến Phú Quốc lại rục rịch đón tiếp những đoàn du khách lớn đổ về để tham gia vào lễ hội Dinh Bà Ông Lang tại Cửa Dương. Du khách đến đây không chỉ được khám phá về những phong tục và văn hóa truyền thống đặc trưng của ngư dân Phú Quốc, mà còn được hòa mình vào không khí trò chơi rất hào hứng của người dân nơi đây.

Ngoài ra, đến với lễ hội Dinh Bà Ông Lang du khách còn được thưởng thức rất nhiều món đặc sản nổi tiếng tại Phú Quốc như: bánh căn,…

4. Lễ hội Dinh Cậu – Lễ hội Phú Quốc nổi tiếng

  • Địa chỉ: Dinh Cậu, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
  • Thời gian: 15/1 âm lịch hàng năm.

Xuất phát từ một truyền thuyết xa xưa khi huyện đảo Phú Quốc còn hoang vắng, ngư dân khi đi biển gặp bão lớn và được cứu giúp vào mỏm đá nhỏ Dinh Cậu. Lễ hội Dinh Cậu đã trở thành một phần trong văn hóa của các ngư dân miền biển Phú Quốc, mong cầu sự bình an, che chở của thần biển, giúp nhân dân thu được thuyền cá bội thu và cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.

lễ hội phú quốc

Đến với lễ hội Phú Quốc Dinh Cậu vào những ngày tháng giêng hàng năm, du khách không chỉ được tham gia nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc và hòa mình vào không khí sôi nổi của các trò chơi dân gian thú vị. Mà còn được thưởng ngoạn khung cảnh hùng tráng, nên thơ và hữu tình của thiên nhiên Dinh Cậu, đặc biệt là khi hoàng hôn xuống, Dinh Cậu hiện lên trong ánh nắng chiều tà, lấp lánh vẻ uy nghi và trang nghiêm, vô cùng huyền diệu.

5. Lễ hội Phú Quốc Đình Thần Dương Đông

  • Địa chỉ: Đình Thần Dương Đông, đường 10/4, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
  • Thời gian: Ngày 10 – 11/1 âm lịch và Rằm tháng 7 hàng năm (15/7).

Một lễ hội Phú Quốc chắc chắn không thể thiếu trong danh sách những lễ hội du khách không nên bỏ lỡ khi đến với Đảo Ngọc – Phú Quốc, đó là lễ hội Đình Thần Dương Đông. Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm của người dân Phú Quốc với mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

lễ hội phú quốc

Đình Thần Dương Đông được khởi công xây dựng vào năm 1959, theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam về nơi thờ tự Thành Hoàng Lang, để ghi nhớ công ơn to lớn của những cụ bô lão đã có công trong việc lập ấp, lập làng trên Đảo Ngọc. Ngoài ra, trong Đình còn thời nhiều vị thần linh, danh nhân lịch sử và các vị phúc thần khác,…

6. Lễ hội Phú Quốc Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự 

  • Địa chỉ: Chùa Sùng Hưng, số 7 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
  • Thời gian: ngày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự được biết đến là lễ hội Phú Quốc độc đáo nhất, không phải để tưởng nhớ đến những vị anh hùng dân tộc hay những vị thần linh thiêng, lễ hội được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm để cầu siêu cho những linh hồn đã khuất nhưng không có chốn nương nhờ, với mong muốn họ được siêu thoát và an lạc. 

le hoi phu quoc 6

Ngoài ra, trong lễ hội còn tổ chức nhiều nghi thức đặc biệt khác như: Công Phu, Thỉnh Diện Thường Giàn, Động Đàn,…. Chùa Sùng còn được gọi là Sùng Hưng cổ tự, là ngôi chùa nhỏ nằm cạnh Dinh Cậu và cũng là nơi thờ tự các vị thần như: Bà chúa xứ, Quan Âm Nam Hải, Nguyễn Trung Trực,…

7. Lễ hội Đức Khai Trấn Mạc Cửu 

  • Địa chỉ: Khuôn viên Đền thờ họ Mạc, Quảng trường trung tâm thị xã và Công viên tượng đài Mạc Cửu.
  • Thời gian: từ ngày 1/ 5 – 30/5 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Đức Khai Trấn Mạc Cửu là một lễ hội Phú Quốc truyền thống của người dân Phú Quốc, để tưởng nhớ vị anh hùng đáng kính của nhân dân Hà Tiên nói riêng và non nước Việt Nam nói chung. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, một vị tướng người Quảng Đông, Trung Quốc vì không phục trước sự cai trị độc ác của nhà Thanh đã đến với Hà Tiên.

le hoi phu quoc 7

Khi đó, Hà Tiên còn là vùng đất thưa thớt dân cư, chủ yếu là người Chăm và người Khmer và vô cùng nghèo đói. Đến đây, ông nhận thấy Hà Tiên có núi, có biển rất thuận tiện để phát triển nên ông đã lập lên 7 thôn xã đầu tiên ở đây. Về sau, Hà Tiên trở thành một vùng buôn bán sầm uất, cuộc sống nhân dân ấm no hơn. Bởi vậy, nhân dân Hà Tiên tổ chức lễ hội long trọng mỗi năm để tưởng nhớ công lao của ông. 

8. Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu

  • Địa chỉ: Võ Thị Sáu, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
  • Thời gian: Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Thủy Long Thánh Mẫu được biết đến là bà tổ có công khai phá nền nông nghiệp trên đảo Phú Quốc. Bà là người thuộc huyết thống vua Cao Miên (Campuchia), khi vương triều sụp đổ, bà di cư và sinh sống tại đây. Ngày nay, mỗi khi tháng giêng âm lịch đến người dân Phú Quốc đều háo hứng tổ chức lễ hội Phú Quốc – Thủy Long Thánh Mẫu để ghi nhớ công ơn của vị nữ thần linh thiêng này và cầu mong cho một năm bình an, hạnh phúc. 

le hoi phu quoc 8

9. Lễ hội đua thuyền truyền thống

  • Địa điểm: bãi biển Dinh Cậu, Phú Quốc.
  • Thời gian: dịp lễ 30/4 hàng năm.

Khác với hầu hết các lễ hội truyền thống khác, để thờ cúng hay tưởng nhớ đến các vị thần hiển linh, những vị anh hùng dân tộc, lễ hội Phú Quốc vô cùng lớn thu hút nhiều du khách đến tham gia và chứng kiến, đó là lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một lễ hội được tổ chức vào các dịp 30/4 hàng năm, để khuyến khích nâng cao tinh thần thể dục thể thao và thể hiện sức mạnh bên trong những người con của biển. 

le hoi phu quoc 9

Lễ hội đua thuyền được tổ chức trên bãi biển Dinh Cậu, với hàng chục chiến thuyền được trang trí và tô điểm bằng sơn, cờ hoa màu sắc nổi bật, rất bắt mắt. Những trai tráng khỏe mạnh khi được lựa chọn sẽ sắm sửa cho mình những trang phục thật đẹp để ra mắt du khách và người dân. Dưới sự gieo hò nhiệt tình của 2 bên bờ sông, mỗi chiến thuyền đều lao nhanh về phía đích. 

10. Lễ hội Lăng Ông Nam Hải

  • Địa điểm: xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Phú Quốc.
  • Thời gian: giữa tháng 3 âm lịch.

Một lễ hội Phú Quốc rất đặc biệt mà du khách chỉ có thể tham gia lễ hội 3 năm 1 lần vào tháng 3 âm lịch. Đây nổi tiếng là một lễ hội được tổ chức với mong cầu một năm mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng và tôm cá đầy thuyền. Trong lễ hội Lăng Ông Nam Hải thường gồm 2 phần chính, là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ tổ chức các nghi lễ cầu cúng trang nghiêm và phần hội là các trò chơi dân gian phong phú và vui nhộn. 

le hoi phu quoc 10

Phú Quốc không chỉ thu hút du khách với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ với những bãi biển đẹp. Mà còn nổi tiếng với rất nhiều lễ hội Phú Quốc truyền thống thú vị, sẽ giúp du khách vừa vui chơi  và vừa tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân Phú Quốc. Didaucogi.com chúc bạn có những hành trình thật thú vị tại Đảo Ngọc – Phú Quốc. 

Rate this post

Có thể bạn sẽ thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *