Núi Cấm An Giang | Kinh nghiệm du lịch mới nhất

Nhắc đến vùng đất An Giang đối với những người yêu thích du lịch trải nghiệm thì sẽ gợi nhớ đến những địa điểm thiên nhiên tham quan khám phá vừa hoang sơ, hùng vĩ đồng thời cũng mang rất nhiều màu sắc huyền bí, tâm linh. Địa điểm hôm nay Đi đâu Có gì muốn giới thiệu đến với các bạn chính là núi Cấm An Giang. Cùng khám phá về những câu chuyện thú vị, địa điểm du lịch đáng thử và những thông tin cần biết về địa điểm du lịch hấp dẫn ở An Giang – Núi ông Cấm ngay trong bài viết sắp chia sẻ dưới đây nhé!

Núi Cấm ở đâu và đường lên Núi Cấm như thế nào?

Tại An Giang nổi tiếng với cụm núi Thất Sơn (7 núi) hùng vĩ, xinh đẹp và gắn liền với nhiều câu chuyện tâm linh. Nổi bật nhất trong dãy 7 núi này chính là núi Cấm. Một ngọn núi cao nằm cách 710m so với mực nước biển, cao nhất trong cụm núi Thất Sơn và cũng là ngọn núi cao nhất tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài tên gọi núi Cấm thì nó còn được biết đến là núi Thiên Cấm Sơn, núi Gấm (mang vẻ đẹp như gấm lụa), núi Thiên Cẩm Sơn, núi Ông Cấm An Giang,..

Sở hữu khí hậu mát mẻ, trong lành nên được nhiều du khách ghé đến tham quan ví nơi đây như là một phiên bản Đà Lạt của miền Tây. Trước kia nơi đây chỉ là một vùng núi hoang vu nhưng khi được nhìn thấy những tiềm năng du lịch mà nó mang lại nên đã được xây dựng một khu du lịch trên núi mang tên là khu du lịch Lâm Viên.

Núi Cấm An Giang | Kinh nghiệm du lịch mới nhất

Sự tích núi Cấm ở An Giang

Có rất nhiều sự tích gắn liền với tên gọi núi Cấm An Giang, nổi bật như là:

  • Ngày xưa thì nơi đây được biết là khu vực sinh sống của loài hổ trắng rất hung tợn nên triều đình đã cấm người dân lên núi để bảo toàn tính mạng. Hiện nay trên núi Cấm Tịnh Biên An Giang cũng có khoảng 10 hang Ông Hổ nên càng khiến cho người dân tin tưởng là trước kia trên núi đã từng có sự tồn tại của rất nhiều hổ.
  • Hay một sự tích núi Cấm An Giang khác như là vì trước kia ngọn núi này rất hoang sơ, bí hiểm nên được nhiều nhà sư đến ẩn tu, các phường lục lâm thảo khấu cũng chọn những nơi này để làm căn cứ. Vậy nên để không bị lộ thông tin thì đã có không ít thông tin đồn thổi được nổi lên nhằm ngăn cản người dân lên núi. Từ đó cái tên núi Cấm cũng xuất hiện
  • Còn có một câu chuyện truyền thuyết gắn liền với cái tên núi Ông Cấm An Giang chính là thời vua Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) đã từng lên ngọn núi này lánh nạn quân Tây Sơn nên đã ban bố lệnh cấm những người dân xung quanh lui đến. Hiện nay trên ngọn núi Cấm vẫn còn một điện thờ vui Gia Long ở trên đó.

Chuyện lạ núi Cấm An Giang

Không chỉ nổi tiếng là địa điểm du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, núi Cấm An Giang còn được biết đến với rất nhiều chuyện tâm linh núi Cấm, bí ẩn gây tò mò cho nhiều người. Một số chuyện lạ, bí ẩn núi Cấm An Giang được Đại lão lương y Nguyễn Văn Y (trưởng ban tự quản chùa Phật Lớn trên đỉnh núi Cấm) kể lại như là ngọn núi này rất linh thiêng, dù muốn mang một hòn đá hay nhánh cây từ ngọn núi đi ra ngoài cũng là điều không dễ.

Mỗi một hang động, điện thờ trên núi Cấm đều gắn liền với rất nhiều câu chuyện kỳ bí. Điển hình như là hang đá Bác vật Lang. Nơi này nổi tiếng vì gắn liền với một kỹ sư đầu tiên ở Nam Bộ là Lưu Văn Lang và đồng thời cũng rất linh thiêng. Chỉ cần du khách dùng tay vỗ vào thành cầu thì có thể xác định được thời điểm sụp đổ, linh ứng cho nhiều chuyện khác nhau.

Đã có thông tin cho biết hang động này có thể thông ra được đến tận biển Hà Tiên, nhưng có người đàn ông không tin, ông đã dùng dao đánh dấu trên các trái dừa và thả vào hang và thách thức nếu thật sự linh nghiệm thì sau này ông đi biển Hà Tiên phải nhìn thấy những trái dừa này. Bẵng đi một khoảng thời gian sau ông có dịp đến biển Hà Tiên và đang ngồi trên bờ thưởng thức hải sản thì bỗng thấy những trái dừa được đánh dấu đang trôi dạt trên biển. Lúc tận mắt nhìn thấy thì người đàn ông này đã tin vào tâm linh và chuyển hẳn sang ăn chay trường

Một Phật tử giữ giới tại chùa Lá trên núi Cấm là ông Hai (Lâm Cảo Kía) cũng đã có chia sẻ với một số người du khách tham quan núi về những câu chuyện lá núi Cấm An Giang rất tâm linh như là chuyện trước kia chùa Vạn Linh chỉ được cất lợp bằng những cành cây, lá rừng (vậy nên mới có tên là chùa Lá). Ngôi chùa này tuy chỉ đơn sơ bình dị nhưng đã được 2 ông hổ trên núi Cấm quy phục và về nằm quy phục 2 bên chùa để canh giữ không cho hoang thú vào quấy phá.

Hay chuyện có một đạo phái nghe danh tiếng tâm linh của ngọn núi nên muốn lên đây mở đạo giáo, đã mời ông Hai về làm cột cờ, linh vật,.. Nhưng bất ngờ là cột cờ làm bằng gỗ lấy trong rừng sâu có độ vững chắc cao nhưng mới làm xong thì treo lên lại bị gió giông bẻ gãy, những linh vật thì bị tác động vặn rời ra xa,.. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy nên mọi người không còn nghĩ chỉ đơn thuần là tác động của tự nhiên mà là chuyện người tu hành ngạo mạn bị trừng phạt

Khu du lịch núi Cấm An Giang có mở cửa không? Mùa nào thích hợp đi du lịch núi Cấm?

Khu du lịch núi Cấm An Giang có mở cửa không?

Khu du lịch núi Cấm An Giang có mở cửa không là câu hỏi nhận nhiều sự quan tâm từ những du khách gần xa muốn ghé đến tham quan, khám phá, chiêm bái sau giai đoạn dịch bệnh phải thực hiện giãn cách xã hội. Hiện nay thì núi Cấm đã hoạt động trở lại cho du khách ghé đến tham quan.

Những khoảng thời gian phù hợp để đến núi Cấm chính là vào những tháng mùa xuân, lúc này ngọn núi đã có rất nhiều cây cối đâm chồi nảy lộc, ra hoa nên rất rực rỡ, đẹp mắt. Mùa này cũng rất ít có thời tiết xấu, giúp trải nghiệm đi chơi không bị gián đoạn.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể kết hợp đi tham quan núi Cấm vào những thời điểm từ ngày 23, 24/4 âm lịch khi du khách tham dự lễ hội vía chùa Bà Chúa Xứ An Giang hay những ngày 29/8 và 1/9 âm lịch có lễ hội đua bò dịp Tết Dolta của người Khmer, khám phá mùa nước nối An Giang vào tháng 10 hàng năm. Nhưng nếu lựa chọn đi kết hợp dịp lễ hội thì du khách cần lưu ý mang theo áo mưa vì đây là giai đoạn mùa mưa ở An Giang.

Phương tiện và đường đi đến khu du lịch núi Cấm

Di chuyển đến núi Cấm

Núi Cấm An Giang nằm thuộc địa phận của xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang. Nơi này nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng tầm 90km, cách Châu Đốc chỉ khoảng 37km.

Để di chuyển đến núi Cấm thì có thể sử dụng rất nhiều phương tiện như đi xe máy, đi xe khách, xe ô tô.

  • Từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đi xe máy từ hướng bến xe miền Tây đến thị trấn An Châu, cách thành phố Long Xuyên tầm 7km. Sau đó tiếp tục hướng về đường tỉnh lệ 941 đi thêm 45km nữa đến địa phận của thị trấn Tri Tôn, đi hết đường 3/2 thì rẽ phải vào hướng công ty TNHH Út My – Đại lý xe Yamaha và đi tiếp tục khoảng 7km nữa là sẽ đến
  • Hoặc cũng có thể bắt xe khách từ bến xe miền Tây về Long xuyên sau đó bắt xe ôm, xe taxi đi đến núi Cấm.

Di chuyển lên địa phận của núi Cấm

Phương tiện và đường đi đến khu du lịch núi Cấm

Hiện ny có 3 hình thức di chuyển lên núi Cấm An Giang mà các du khách có thể chọn lựa như là:

Đi cáp treo: cách này chỉ mất tầm 15p là bạn đã có thể lên được đến đỉnh núi. Có thể nhìn ngắm quan cảnh ngọn núi Cấm từ trên cao. Để lựa chọn hình thức đi cáp treo thì bạn sẽ cần vào cổng thu phí Khu du lịch núi Cấm và đến bãi đậu xe cáp treo để bắt đầu đi.

Đi bộ hoặc đi xe máy: hiện đã có xây dựng một con đường lộ đi từ chân núi lên trên đỉnh núi Cấm cho du khách lựa chọn đi xe lên.

Giá vé vào cổng khám phá núi Cấm là bao nhiêu?

Để tham quan núi Cấm thì khách du lịch trước tiên sẽ cần mua vé vào cổng với mức giá là: 20K/ vé người lớn và 10K/ vé trẻ em

Ngoài ra còn có giá vé chơi công viên nước tại khu du lịch Lâm Viên núi Cấm là: 100K/ vé người lớn và 50K/ vé trẻ em

Vé cáp treo lên núi Cấm có giá tính theo bảng sau:

Loại vé cáp treo Mức giá
Vé khứ hồi Người lớn 180k/ vé
Trẻ em 90k/ vé
Vé chiều lên Người lớn 120k/ vé
Trẻ em 60k/ vé
Vé chiều xuống Người lớn 100k/ vé
Trẻ em 50k/ vé

Những địa điểm, trải nghiệm không thể bỏ qua tại núi Cấm An Giang

Khám phá Vồ Bồ Hong trên núi Cấm

Địa điểm tham quan này nằm trên ngọn đồi cao nhất ở trên núi Cấm An Giang, cũng được coi là nóc nhà của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này được đặt tên theo một loài vật là Bồ Hong sinh sống rất nhiều trên ngọn đồi, đến đây thì khách tham quan có thể nhìn ngắm được bao quát toàn cảnh của núi Cấm đến tận chân trời. Đặc biệt trên Vồ Bồ Hong có một bức tượng Ngọc Hoàng nổi tiếng là rất linh nghiệm nên được nhiều người ghé đến tham quan và chiêm bái.

Vồ Bồ Hong - Kinh nghiệm du lịch Núi Cấm An Giang mới nhất
Vồ Bồ Hong – Kinh nghiệm du lịch Núi Cấm An Giang mới nhất

Đến Suối Thanh Long

Trên lừng chừng của ngọn núi Cấm Tịnh Biên An Giang có một suối nước mát chảy róc rách, đây là nguồn nước được những người bản xứ lấy sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể đến đây để tận hưởng không khí trong lành, hòa mình vào làn nước và làm quen, trò chuyện với những người dân tộc bản xứ.

Tham quan chùa Vạn Linh (chùa Lá)

Nằm ở độ cao 550m trên ngọn núi Cấm là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được bao bọc bởi nhiều tán lá, rừng cây. Ngôi chùa có 3 ngọn bảo tháp nằm ở 3 vị trí khác nhau trước khu vực phía tiền dường. Ở giữa là tượng Phật Quan Âm, bên trái là một tháp chuông có quả đại Hồng chung nặng lên đến 1.2 tấn. Còn bên phải là tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang.

Tham quan chùa Phật Lớn

Ngôi chùa này này nổi bật với một bức tượng Phật Di Lặc lớn cao tới 2m. Chính vì lý do này nên mới có tên gọi là chùa Phật Lớn. Bức tượng nặng đến 600 tấn đã được Vietbooks – sách kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất tại nước ta

Chùa Phật Lớn - Kinh nghiệm du lịch Núi Cấm An Giang mới nhất
Chùa Phật Lớn – Kinh nghiệm du lịch Núi Cấm An Giang mới nhất

Khám phá hồ Thủy Liêm

Hồ Thủy Liêm có diện tích rộng 60.000 m2 với cảnh quan yên bình, thơ mộng. Nổi bật là hình ảnh tòa bảo tháp Xá lọi Phật nằm trên hồ với lối kiến trúc rất độc đáo. Các du khách có thể đến đây để tham quan và thả cá phóng sinh làm phước, giải nghiệp cầu bình an.

Vui chơi ở khu du lịch Lâm Viên núi Cấm An Giang

Nằm tại phía Đông chân núi bạn có thể nhìn thấy được khu du lịch Lâm Viên núi Cấm An Giang rộng khoảng 100ha. Nơi này cung cấp rất nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống và nghỉ ngơi cho các du khách đến núi Cấm tham quan có thể dừng chân. Khu công viên nước ở đây cũng là địa điểm được nhiều người yêu thích lựa chọn vui chơi mỗi khi đến núi Cấm.

Vui chơi ở khu du lịch Lâm Viên núi Cấm An Giang
Vui chơi ở khu du lịch Lâm Viên núi Cấm An Giang

Các món ngon ẩm thực hấp dẫn tại núi Cấm

Đến núi Cấm An Giang thì nhất định các khách du lịch cũng không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ăn ngon đặc sản ở đây như là: món bò xào lá giang, bún cá An Giang, lẩu mắm, gà nấu măng rừng, cua núi rang me,..

Một số lưu ý cần quan tâm khi đến núi Cấm An Giang trải nghiệm

Để có được trải nghiệm thú vị, đáng nhớ tại núi Cấm thì bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý:

  • Lựa chọn mang theo những bộ trang phục năng động, thoải mái để thuận tiện di chuyển trên núi. Cần chú ý đế tính lịch sự, kín đáo vì trên núi Cấm có rất nhiều địa điểm tâm linh, chùa chiền.
  • Mang theo nước uống, đồ ăn kèm vừa đủ để nạp năng lượng cho chuyến đi. Tráng mang quá nhiều đồ vì trên đường di chuyển có rất nhiều điểm bán nước cho du khách.
  • Khi đi núi Cấm nên mang theo một ít tiền mặt để thuận tiện cho việc mua sắm.
  • Tránh phạm phải những điều tối kỵ khi đến những địa điểm tâm linh núi Cấm.
  • Có rắn ở núi Cấm An Giang nên khi di chuyển ở những rừng cây cần lưu ý cẩn thận.
  • Xem thông tin thời tiết trước khi lựa chọn đến núi Cấm An Giang tham quan khám phá tránh gặp điều kiện thời tiết mưa, dễ trơn trượt rất nguy hiểm.

Một số link mua đồ để chuẩn bị đi du lịch cho bạn nào cần:

Trên đây là tất tần tận những thông tin liên quan đến địa điểm du lịch khám phá núi Cấm An Giang. Hi vọng qua đó đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích, hỗ trợ giúp chuyến đi chơi núi Cấm sắp đến được trọn vẹn nhất có thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *